So sánh răng sứ kim loại và răng toàn sứ có gì khác biệt?

Răng sứ kim loại và răng toàn sứ là hai dòng răng sứ phổ biến nhất trong nha khoa thẩm mỹ. Mỗi loại răng sứ có đặc điểm, giá thành, mang lại hiệu quả thẩm mỹ và độ bền khác nhau. Nếu bạn đang phân vân giữa hai lựa chọn này, hãy cùng tìm hiểu chi tiết giữa răng sứ kim loại và răng toàn sứ khác nhau như thế nào qua bài viết dưới đây của Nha Khoa Tâm An, để có thể đưa ra quyết định phù hợp nhất cho mình!

1. Tìm hiểu răng sứ kim loại và răng toàn sứ?

Hiện nay, việc bọc răng sứ đang trở thành một giải pháp thẩm mỹ phổ biến giúp khôi phục chức năng và vẻ đẹp của hàm răng. Răng sứ có bao nhiêu loại? Trên thị trường có nhiều dòng răng sứ, nhưng về cơ bản, răng sứ được chia ra thành 2 loại chính đó là: răng sứ kim loại và răng toàn sứ. Mỗi loại răng sứ có những đặc điểm riêng biệt, đáp ứng nhu cầu và điều kiện khác nhau của người dùng. Dưới đây là những khái niệm tổng quan về răng toàn sứ và răng sứ kim loại để giúp bạn hiểu rõ hơn về 2 loại răng sứ phổ biến này:

1.1 Răng sứ kim loại là gì?

Răng sứ kim loại là dòng răng sứ được ứng dụng sớm nhất trong ngành nha khoa thẩm mỹ. Đặc điểm của loại răng này là phần khung sườn bên trong được làm từ các hợp kim như Niken-Crom, Crom-Coban, Titan hoặc kim loại quý, giúp tạo độ cứng chắc và khả năng chịu lực tốt. Bên ngoài được phủ một lớp sứ thẩm mỹ giúp răng có màu sắc gần giống với răng thật.

Vậy, ưu nhược điểm răng sứ kim loại là gì? Răng sứ kim loại có gây đen viền nướu không? Trên thực tế răng sứ kim loại là lựa chọn phổ biến của nhiều khách hàng muốn bọc răng sứ với mức chi phí tiết kiệm. Tuy nhiên, nhược điểm của răng sứ kim loại là sau một thời gian sử dụng, phần khung kim loại có thể phản ứng với môi trường axit trong miệng, làm đen viền nướu, lộ bóng đen kim loại bên trong răng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Bên cạnh đó, một số người có thể bị dị ứng với thành phần kim loại, đặc biệt là các hợp kim chứa Niken – đây cũng là một trong những tác hại của răng sứ kim loại mà bạn cần lưu ý trước khi quyết định lựa chọn.

Răng sứ kim loại có cấu tạo từ lớp sườn kim loại và lớp sứ phủ bên ngoài
Răng sứ kim loại có cấu tạo từ lớp sườn kim loại và lớp sứ phủ bên ngoài

1.2 Răng toàn sứ là gì?

Răng toàn sứ là loại răng sứ được làm hoàn toàn từ sứ nguyên chất, không có phần khung kim loại bên trong. Vậy, răng toàn sứ có tốt không? hay ưu nhược điểm răng toàn sứ là gì? Răng toàn sứ nổi bật với tính thẩm mỹ vượt trội, độ trong suốt và màu sắc tự nhiên giống răng thật, không gây đen viền nướu. Đồng thời răng toàn sứ có tính tương thích sinh học cao, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe, độ bền cao, khả năng chịu lực tốt, tuổi thọ kéo dài từ 10 – 15 năm hoặc trọn đời nếu chăm sóc đúng cách. Chính vì vậy, răng sứ toàn sứ giúp khắc phục khuyết điểm răng hiệu quả, mang đến hàm răng trắng đẹp tự nhiên, bền chắc.

Tuy nhiên, răng toàn sứ có chi phí cao hơn nhiều so với răng sứ kim loại vì sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật và đòi hỏi kỹ thuật chế tác phức tạp cùng với công nghệ CAD/CAM tiên tiến đảm bảo độ chính xác cao. Do đó, hiện nay răng toàn sứ là lựa chọn hàng đầu của những người có yêu cầu cao về chất lượng và thẩm mỹ trong phục hình răng.

Răng toàn sứ có cấu tạo 100% từ sứ nguyên khối, màu sắc tự nhiên, không gây đen viền nướu
Răng toàn sứ có cấu tạo 100% từ sứ nguyên khối, màu sắc tự nhiên, không gây đen viền nướu

2. So sánh răng sứ kim loại và răng toàn sứ

Mặc dù cả hai loại răng sứ kim loại và răng toàn sứ đều có những đặc điểm chung, nhưng chúng cũng có nhiều yếu tố khác biệt đáng lưu ý. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn loại răng sứ phù hợp nhất với mình.

2.1 Điểm giống nhau giữa răng sứ kim loại và răng toàn sứ

Mặc dù được chế tác từ những vật liệu khác nhau và sở hữu những ưu nhược điểm riêng, nhưng răng sứ kim loại và răng toàn sứ vẫn có nhiều công dụng tương đồng. Cả hai loại răng sứ này đều có thể được sử dụng để khắc phục các tình trạng răng như:

  • Răng ố vàng, xỉn màu, nhiễm kháng sinh Tetracycline, fluor hoặc nhiễm màu nặng không thể phục hồi bằng cách tẩy trắng.
  • Răng bị gãy, vỡ, sứt mẻ do chấn thương hay va đập, muốn phục hồi hình dáng và chức năng của răng.
  • Răng thưa, hở kẽ hoặc có khoảng cách lớn giữa các răng mà không thể khắc phục bằng phương pháp hàn trám.
  • Răng hô, móm, lệch lạc nhẹ hoặc hình dáng to nhỏ không đều, muốn cải thiện thẩm mỹ hàm răng.
  • Răng sâu, răng hư, răng đã chữa tủy, răng giòn và dễ gãy vỡ, cần bọc sứ giúp bảo vệ cùi răng thật.
  • Răng bị mất đã cấy ghép Implant, muốn bọc sứ để phục hồi chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.
Răng sứ kim loại và răng toàn sứ có những đặc điểm riêng, phù hợp với các trường hợp khác nhau
Răng sứ kim loại và răng toàn sứ có những đặc điểm riêng, phù hợp với các trường hợp khác nhau

2.2 Điểm khác biệt giữa răng sứ kim loại và răng toàn sứ

Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa răng sứ kim loại và răng toàn sứ, hãy cùng xem bảng so sánh chi tiết giữa hai loại răng sứ này.

Tiêu chí Răng sứ kim loại Răng toàn sứ
Cấu tạo Răng sứ kim loại có cấu tạo gồm lõi kim loại (Niken-Crom, Cobalt-Crom, Titan hoặc kim loại quý) và bên ngoài phủ lớp sứ thẩm mỹ. Răng toàn sứ làm từ 100% sứ nguyên khối, không chứa kim loại.
Tính thẩm mỹ – Răng sứ kim loại có khung sườn bằng kim loại, dễ lộ bóng đen khi ánh sáng chiếu vào, làm giảm thẩm mỹ.
– Răng sứ kim loại có màu sắc và độ trong mờ không tự nhiên như răng toàn sứ, dễ bị oxi hoá gây đen viền nướu sau thời gian sử dụng.
– Răng toàn sứ có tính thẩm mỹ cao, màu sắc trắng sáng, trong bóng tự nhiên, các đường vân, gờ rãnh thiết kế tinh xảo gần giống răng thật, không đổi màu theo thời gian.
– Răng toàn sứ không bị ánh đen kim loại, không gây đen viền nướu, giữ được vẻ đẹp và màu sắc tự nhiên lâu dài.
Khả năng ăn nhai Răng sứ kim loại đáp ứng tốt khả năng ăn nhai. Răng toàn sứ có khả năng chịu lực, chịu nhiệt tốt hơn răng thật gấp 5-7 lần, thoải mái ăn nhai.
Độ bền chắc Răng sứ kim loại có bền không? Răng sứ kim loại có độ cứng cao, khả năng chịu lực tốt, nhưng dễ bị oxy hóa, bị mài mòn lớp sứ phủ ngoài. Răng toàn sứ có độ bền cao, khả năng chịu lực tốt , ít bị mài mòn, không bị oxy hóa.
Khả năng thích ứng Răng sứ kim loại có thể gây kích ứng hoặc dị ứng nếu người dùng nhạy cảm với kim loại. Tuy nhiên, răng sứ Titan có khả năng tương thích sinh học tốt. Răng toàn sứ có tính tương thích sinh học cao, không gây dị ứng, an toàn với cơ thể.
Tuổi thọ Răng sứ kim loại có tuổi thọ trung bình 5 – 7 năm hoặc lâu hơn nếu chăm sóc tốt. Răng toàn sứ có tuổi thọ trung bình 15 – 20 năm hoặc có thể sử dụng trọn đời hơn nếu chăm sóc đúng cách.
Trường hợp nên làm Răng sứ kim loại phù hợp với những người muốn bọc răng sứ với chi phí thấp, không yêu cầu thẩm mỹ cao và vẫn đáp ứng ăn nhai tốt, như các răng hàm bên trong. – Răng toàn sứ phù hợp với những người có yêu cầu cao về tính thẩm mỹ và độ bền răng sứ, đặc biệt là muốn bọc sứ vùng răng cửa hoặc bọc sứ toàn hàm.
– Răng toàn sứ phù hợp với người dị ứng với thành phần kim loại, muốn sử dụng răng sứ lâu dài và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Trường hợp không nên làm Răng sứ kim loại không phù hợp với người dị ứng kim loại, yêu cầu thẩm mỹ cao ở các vị trí răng cửa. Răng toàn sứ không phù hợp với những người có tài chính hạn chế hoặc không yêu cầu thẩm mỹ cao.
Giá thành Răng sứ kim loại giá bao nhiêu tiền? Giá răng sứ kim loại dao động khoảng 2 – 5 triệu đồng/răng, tùy loại kim loại sử dụng. Răng toàn sứ giá bao nhiêu? Giá răng toàn sứ dao động từ 4 – 10 triệu đồng/răng, tùy loại răng sứ.

Tham khảo: Bảng giá bọc răng sứ thẩm mỹ tại Nha Khoa Tâm An

3. So sánh răng sứ Titan và răng toàn sứ

Răng sứ Titan và răng toàn sứ là hai loại răng sứ phổ biến trong nha khoa, mỗi loại đều có những đặc điểm riêng. Để hiểu rõ hơn giữa răng sứ Titan và răng toàn sứ có gì khác nhau, bạn có thể tham khảo bảng so sánh chi tiết dưới đây:

Tiêu chí Răng sứ Titan Răng toàn sứ
Cấu tạo Răng sứ Titan có khung sườn kim loại bên trong (làm từ hợp kim crom-niken-titan), phủ sứ bên ngoài. Răng toàn sứ được làm hoàn toàn bằng sứ nguyên chất, không chứa kim loại.
Tính thẩm mỹ Răng sứ Titan có màu sắc tự nhiên trong thời gian đầu, nhưng sau một thời gian sử dụng, có thể xuất hiện gây đen viền nướu do sự oxy hóa của kim loại. Răng toàn sứ có hình dáng và màu sắc tự nhiên giống như răng thật, độ thấu quang cao, không gây hiện tượng đen viền nướu.
Khả năng ăn nhai Răng sứ Titan có khả năng chịu lực 1200 Mpa gấp 4 – 5 lần răng thật. Tuy nhiên, chức năng ăn nhai kém hơn răng toàn sứ do cấu trúc không đồng bộ. Răng toàn sứ có khả năng chịu lực từ 900 Mpa đến 1800 Mpa, cao gấp 6 – 8 lần răng thật, thoải mái ăn nhai mà không lo răng sứ bị sứt mẻ hay gãy vỡ.
Khả năng thích ứng Răng sứ Titan có khả năng tương thích sinh học cao, khó bị đào thải trong quá trình sử dụng, không bị oxy hóa, chống ăn mòn trong môi trường miệng. Răng toàn sứ có tính tương thích sinh học cao, không gây kích ứng nướu và các mô mềm trong khoang miệng, phù hợp mọi cơ địa và an toàn cho sức khỏe khách hàng.
Độ bền, tuổi thọ Răng sứ Titan sử dụng được bao lâu? Răng sứ Titan có tuổi thọ trung bình 5 – 7 năm hoặc lâu hơn nếu chăm sóc tốt. Răng toàn sứ có tuổi thọ từ 15 – 20 năm hoặc vĩnh viễn nếu được chăm sóc kỹ.
Giá thành Răng sứ Titan giá bao nhiêu tiền? Răng sứ Titan có giá dao động từ 1 – 3 triệu đồng/ răng. Răng toàn sứ có giá dao động từ 4 – 10 triệu đồng/răng.

4. Nên bọc răng toàn sứ hay sứ kim loại?

Nhiều người thắc mắc “loại răng sứ nào tốt nhất hiện nay?” Câu trả lời đó là: Mỗi loại răng sứ đều có ưu và nhược điểm riêng, nên việc lựa chọn loại răng sứ phù hợp phụ thuộc vào tình trạng răng miệng, nhu cầu thẩm mỹ răng sứ, mục đích sử dụng và khả năng tài chính của mỗi khách hàng. Vì vậy, trước khi đưa ra quyết định nên chọn bọc răng sứ kim loại hay bọc răng toàn sứ, bạn nên đến nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra chính xác và tư vấn loại răng sứ phù hợp nhất giúp đảm bảo sức khỏe và thẩm mỹ cho hàm răng của mình.

Cả hai loại răng sứ này đều là giải pháp phục hình răng an toàn và đáp ứng chức năng ăn nhai tốt. Tuy nhiên, răng sứ kim loại có chi phí thấp hơn, nhưng tính thẩm mỹ và độ bền không cao bằng răng toàn sứ, dễ bị đen viền nướu và đổi màu sau thời gian sử dụng. Trong khi đó, răng toàn sứ, mặc dù có chi phí cao hơn, nhưng có độ bền và tính thẩm mỹ vượt trội, tương thích tốt với cơ thể, giúp mang lại hiệu quả phục hình lâu dài. Chính vì vậy, so với răng sứ kim loại, các loại răng sứ toàn sứ là lựa chọn được nhiều người ưa chuộng vì mang lại kết quả bọc răng sứ tối ưu, giúp khách hàng tiết kiệm nhiều chi phí làm răng sứ và thời gian cho việc thay mới răng sứ sau này.

Tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi quyết định nên bọc răng sứ kim loại hay răng toàn sứ
Tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi quyết định nên bọc răng sứ kim loại hay răng toàn sứ

Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp hoàn hảo để phục hồi răng bị hư hỏng, mất thẩm mỹ để sở hữu hàm răng trắng sáng, bền đẹp dài lâu, răng toàn sứ sẽ là lựa chọn hoàn hảo. Đặc biệt, với những trường hợp dị ứng với kim loại, bác sĩ sẽ chỉ định bọc răng toàn sứ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng. Tuy nhiên, với các trường hợp cần bọc răng hàm, không yêu cầu thẩm mỹ cao và khả năng tài chính hạn chế, bạn có thể cân nhắc lựa chọn răng sứ kim loại.

Tại Nha Khoa Tâm An, các bác sĩ sẽ dựa trên kết quả kiểm tra tình trạng răng miệng chính xác và lắng nghe những mong muốn của khách hàng để đưa ra lời khuyên phù hợp nhất. Có nhiều trường hợp bọc răng sứ toàn hàm, bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ phục hình răng sứ kết hợp giữa cả 2 loại răng toàn sứ và răng sứ kim loại. Điều này vừa giúp khách hàng tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai tốt.

Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã có cái nhìn toàn diện hơn về răng sứ kim loại và răng toàn sứ. Mỗi loại răng sứ thẩm mỹ đều có những ưu và nhược điểm nhất định, tùy thuộc vào nhu cầu và ngân sách, bạn có thể chọn lựa loại răng sứ phù hợp nhất. Nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn về việc bọc răng sứ, hãy liên hệ ngay với Nha Khoa Tâm An để được hỗ trợ tốt nhất và nhận nhiều ưu đãi ngay hôm nay.

Rate this post
Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GỬI TÌNH TRẠNG RĂNG

NHẬN NGAY TƯ VẤN THỜI GIAN VÀ CHI PHÍ
Nha Khoa Tâm An sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất